Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Vạn Phúc

Địa chỉ: Số 45 đường Hồ Văn Cống, Khu phố 4, Phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Điện thoại: (0650) 3 777 999 Email: contactus.vanphuc@hoanmy.com

Bướu nhân tuyến giáp | Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1

Bướu nhân tuyến giáp

17-08-2018

Bướu nhân tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp khoảng 4 – 7% dân số, tỷ lệ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp lớn hơn nhiều từ 19% đến 67%, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 36 – 55 tuổi, ở phụ nữ nhiều hơn khoảng 5 lần so với nam giới.

Tỷ lệ bướu nhân tuyến giáp là khá lớn, tuy nhiên chỉ 1/20 các trường hợp là ung thư tuyến giáp. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát hiện sớm các bướu nhân tuyến giáp và ung thư giáp để có theo dõi và điều trị kịp thời. Hãy cùng bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 tìm hiểu nhé!

Triêu chứng

  •  Đa số người bệnh bị bướu tuyến giáp thể nhân không có các triệu chứng lâm sàng. Bướu tuyến giáp có thể được phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do nào khác hoặc bệnh nhân tự phát hiện.
  •  Một số ít có thể thấy vùng tuyến giáp to ra, 2 thùy không cân xứng hoặc đột ngột có đau vùng tuyến giáp do chảy máu trong nhân. Những nhân có đường kính ≥ 1cm thì nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng đều có thể thấy được, di động khi nuốt.
  • Sờ nắn thấy nhân có hình bầu dục hoặc tròn. Tùy theo bản chất mà mật độ của nhân sẽ khác nhau: căng cứng, chắc, cứng. Bướu nhân thường ở vị trí vùng cổ, nhưng có thể ở sau xương ức, trung thất hoặc gốc lưỡi. Các hạch bạch huyết vùng cổ thường không to.
  • Bướu nhân to hoặc phát triển nhanh có thể gây biểu hiện chèn ép vào các tổ chức xung quanh làm xuất hiện nói khàn, khó thở, khó nuốt.


Những cận lâm sàng cần làm để phát hiện bướu tuyến giáp

  • Xét nghiệm hormon
  • X quang tuyến giáp
  • Xạ hình tuyến giáp
  • Siêu âm
  • Chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ

Tiến triển và biến chứng
Bướu tuyến giáp thể nhân nhất là bướu đa nhân thường diễn biến kéo dài, vì vậy cấu trúc của nó chịu nhiều sự thay đổi bởi các đợt viêm bướu giáp (strumite), túi máu, canxi hoá, xơ hoá mạnh...
Biến chứng:

  • Xuất hiện các triệu chứng cường giáp.
  • Thoái hoá ác tính của một hay nhiều nhân

Điều trị bệnh:

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và điều trị chu đáo. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.

 Cách phòng chống:

  •  Ăn muối I - ốt và một số thức ăn có nhiều I - ốt như hải sản, trứng, sữa,…
  •  Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hormône đã nêu trên.