Điều Trị Thành Công Thoát Vị Đĩa Đệm Đa Tầng, Trượt Đốt Sống
11-01-2017
Bệnh nhân T. bị đau cột sống thắt lưng nhiều năm, đã điều trị một số bệnh viện nhưng không giảm. Trong thời gian gần đây, bệnh nhân T. bắt đầu có dấu hiệu tê buốt hai chân, đi lại khó khan, thường đau nhiều khi di chuyển, đau vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân.
Hình 1: MRI trước phẫu thuật
Đến khám tại Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc được bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T. bị Thoát vị đĩa đệm đa tầng, trượt đốt sống, kèm hẹp nặng ống cột sống thắt lưng. Theo đó, trên hình ảnh phim chụp MRI, bệnh nhân bị trượt tầng L4L5 độ I, hẹp nặng ống sống L4L5-L5S1, đĩa đệm tầng L4L5-L5S1 thoát vị ra sau trung tâm kèm rách vòng sợi, chèn ép rễ thần kinh hai bên. Tình trạng thoát vị đĩa đệm đa tầng kèm trượt đốt sống được coi là bệnh lý phức tạp, khó điều trị, khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nghiêm trọng. Qua khám kỹ lưỡng và kiểm tra chi tiết phim chụp X-Quang. MRI, đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ đã giải thích rỏ ràng và yêu cầu bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật điều trị.
Hình 2: Thoát vị đĩa đệm đa tầng tại vị trí L3-L4-L5
Theo đó, với bệnh lý thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, các bác sĩ sẽ bắt vít ốc chân cung cố định các đốt sống bị trượt, lấy đĩa đệm thoát vị ra ngoài, giải phóng chèn ép rễ thần kinh rồi đặt đĩa đệm nhân tạo vào vị trí đã lấy đĩa đệm cũ đi. Đĩa đệm nhân tạo có các cỡ, đặt vào cột sống kiểu cài răng lược nên không lo ngại tình trạng đĩa đệm nhân tạo bị thừa ra ngoài gây thoát vị trở lại. Hầu hết các bệnh nhân hồi phục nhanh sau khi mổ.
Hình 3: cố định đốt sống và đĩa đệm nhân tạo
Với phương pháp điều trị tiên tiến và đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng sự hỗ trợ của Khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện Vạn Phúc, Bệnh nhân có thể bình phục và đi lại trong vòng một tuần. Sau phẫu thuật thành công bệnh nhân còn được tư vấn và giám sát quá trình hồi phục như tập đi đứng cẩn thận. Theo đó, bệnh nhân được căn dặn rất kỹ trong việc hạn chế tối đa các cử động không phù hợp làm giãn cột sống và đặc biệt tránh việc ưỡn lưng về phía sau. Trước khi ra viện, Bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp X-quang để đánh giá vị trí của các vít, sự ổn định của các đĩa đệm nhân tạo nhằm đánh giá di lệch trượt và sau mổ.
Hình 4: Xquang trước phẫu thuật
Hình 5: Xquang sau phẫu thuật
Về phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo?
Theo BS. CKI. ĐỖ THÀNH NHÂN – Bác sĩ ngoại thần kinh - bệnh viện Vạn Phúc, đĩa đệm là bộ phận có tác dụng ngăn cản sự va đập của các đốt sống, bảo vệ tủy sống. Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, tủy sống, rễ thần kinh cột sống ở bên trong bị chèn ép, gây ra các cơn đau vùng đầu cổ, thắt lưng, chân, tay, thậm chí gây liệt các chi...
Thay đĩa đệm nhân tạo là một quy trình ngoại khoa tiên tiến được dùng điều trị thoát vị đĩa đệm. Kỹ thuật điều trị này liên quan đến ghép các một đốt sống giả được làm bằng hợp kim chrome cobalt và nhựa polyethylene chất lượng cao được thiết kế để bắt chước chức năng của các đĩa đệm khoẻ mạnh với độ bền lên đến 15 – 20 năm. Đây là phương pháp tiên tiến trong phẫu thuật cột sống, giúp bệnh nhân có thể đi lại bình thường.
Kỹ thuật tiên tiến được áp dụng tại Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Phúc với chi phí điều trị vừa phải phù hợp với người dân tỉnh Bình Dương thay vì phải vào Tp. HCM điều trị với chi phí đắt đỏ. Mọi thông tin về dịch vụ điều trị xin vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ VẠN PHÚC 1
Số 45 Hồ văn Cống, Khu Phố 4, P. Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650) 3 777 999 | Email: contactus.vanphuc@hoanmy.com
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng?
Người bệnh chỉ bị thoát vị đĩa đệm riêng phần cổ hay cột sống thắt lưng, những biến chứng của bệnh là nguy hiểm. Hơn nữa, khi chẳng may rơi vào tình trạng thoát vị đĩa đệm đa tầng, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, biến chứng của bệnh cũng sẽ nguy hiểm hơn. Khi phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép vào 1 hoặc nhiều rễ thần kinh gây ra cơn đau:
• Cơn đau sẽ dữ dội hơn, cảm giác đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn
• Cơn đau lan dọc từ vùng cột sống xuống chân
• Rễ thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra hiện tượng rối loạn cảm giác, rối loại vận động, teo cơ, yếu các chi. Nếu khối thoát vị lớn chèn ẹp nặng ống sống có thể dẫn đến bí tiểu….
• Nếu rễ thần kinh khu vực đuôi ngựa bị chèn ép người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau nghiêm trọng nhất, nặng hơn có thể gây bại liệt, tàn phế vĩnh viễn bởi đây là khu vực hội tụ nhiều rễ thần kinh.
Hình 6: Rễ thần kinh khu vực đuôi ngựa
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm?
Để phòng ngừa bệnh tật được hiệu quả nhất, bạn nên có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, khi cơ thể có dấu hiệu khác lạ bạn cũng nên đến bệnh viện khám từ đó có thể phát hiện bệnh kịp thời, việc điều trị cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Xây dựng một cuộc sống lành mạnh: chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái…. không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả mà còn giúp kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể một cách hiệu quả.